Thứ Hai, 15 tháng 10, 2012

Những bến xe buýt độc đáo trên thế giới

Lớp ta nhiều người đi xe buýt do công việc, do thú vui đi lại: anh Phan Huy Phú, chị Dương Thanh Mai đi đến trường đại học hàng ngày, anh Đỗ Xuân Thành thường xuyên từ Đông Anh sang Đồng Xuân cất hàng về kinh doanh, tôi thì đi chơi ngắm cảnh Hà nội và đưa đón cháu ngoại...

Xin mời các anh chị coi vài hình ảnh ngộ nghĩnh về bến xe BUS ở các nước.


Những bến xe buýt độc đáo nhất trên thế giới!

 
Những bến xe buýt độc đáo nhất trên thế giới!
Trong xã hội hiện đại ngày nay, việc sử dụng xe bus để đi lại trong các thành phố lớn đã trở nên khá phổ biến. Và hình ảnh những nhà chờ, điểm đợi xe bus cũng trở nên quá quen thuộc với người dân. Nhưng sẽ rất tẻ nhạt, đơn điệu nếu chúng chỉ là những nhà chờ, điểm đợi được thiết kế theo đúng quy cách.
Đó là lý do mà hôm nay, 24H muốn gửi tới độc giả một vài hình ảnh của “những nhà chờ xe buýt độc đáo nhất thế giới”.
Những bến xe buýt độc đáo nhất trên thế giới!
Điểm đợi xe bus đẹp thế này chắc các hành khách sẽ mải mê ngắm mà quên mất rằng mình phải lên xe  
Chắc chắn bạn sẽ thắc mắc "Sao lại xuất hiện một túp lều tranh giữa phố phường tấp nập?". Xin trả lời, một điểm đợi xe bus đó.
Với nhà chờ xe bus tiện lợi thế này, bạn có thể ngồi chờ xe bus cả tiếng cũng không lo mỏi chân
Chắc chắn bạn sẽ không bao giờ buồn nếu phải ngồi đợi xe bus một mình vì đã có 3 anh chàng này ngồi đợi cùng
Nhà chờ xe bus cực kỳ ấn tượng Fremont, Seattle, Washington (Mỹ)
(24H.COM.VN)

(Vĩnh Thuận sưu tầm - 16/10/2012)

Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2012

Về các bảng xếp hạng đại học thế giới


Sự thật về các bảng xếp hạng đại học thế giới, Việt Nam xấu hổ

Thứ sáu 21/09/2012 12:59

(GDVN) - Nếu Việt Nam có trường ĐH lọt bảng xếp hạng đại học uy tín và danh giá của thế giới thì hãy tự hào, còn nếu không hãy coi như là một sự xấu hổ.

ĐH Việt Nam không có mặt ở các bảng xếp hạng nổi tiếng thế giới
 

Chia sẻ với Báo Giáo dục Việt Nam, chuyên gia kiểm định giáo dục, TS Vũ Thị Phương Anh cho biết, hiện nay, chỉ có hai tổ chức xếp hạng đại học có uy tín của thế giới mà trường đại học nào có cơ hội lọt vào những bảng xếp hạng này có thể thấy “mát mặt”, đáng tự hào.

Bảng xếp hạng đại học hàng đầu thế giới danh giá nhất là Times Higher Education World University Rankings do tạp chí Times Higher Education (Vương quốc Anh) hợp tác với Thomson Reuters. Năm nay, bảng xếp hạng đại học hàng đầu thế giới 2012-2013 chưa được tổ chức này công bố, nó sẽ được công bố vào ngày 3/10/2012.

Bảng xếp hạng các trường ĐH nổi tiếng thế giới của tạp chí Times Higher Education.

Times Higher Education chỉ xếp hạng 400 đại học hàng đầu thế giới, Việt Nam chưa bao giờ dám mơ lọt vào top 400 đại học này. Năm ngoái, ĐH đứng đầu bảng xếp hạng này là California Institute of Technology (Mỹ). 

Điều đáng nói là rất nhiều đại học của các nước châu Á cũng có mặt trong bảng xếp hạng này ở top 200: ĐH Tokyo của Nhật xếp thứ 30, xếp thứ 34 là ĐH Hồng Kông, ĐH Bắc Kinh (Trung Quốc) xếp thứ 49, ĐH Kyoto của Nhật xếp thứ 52, xếp thứ 53 là Pohang University of Science and Technology của Hàn Quốc... Các nước này có rất nhiều ĐH lọt top 200 chứ không kể đến top 400.

Cũng theo TS Vũ Thị Phương Anh, bảng xếp hạng đại học danh giá thứ hai là Academic ranking of world universites do ĐH Thượng Hải (Shanghai Jiao Tong University) tổ chức đánh giá. Cách xếp hạng này chủ yếu dựa vào đánh giá học thuật của ĐH. Năm nay, đứng đầu bảng xếp hạng này là ĐH Harvard. ĐH học này luôn giữ vị trí số một trong 10 năm nay tại bảng xếp hạng này.

Bảng xếp hạng ĐH theo học thuật nổi tiếng thế giới do ĐH Thượng Hải (Shanghai Jiao Tong University) tổ chức đánh giá.

Trong những “anh tài học thuật này”, châu Á có ĐH Tokyo của Nhật Bản đứng ở vị trí 20. Năm nay là năm đầu tiên có 5 ĐH của Trung Quốc lọt vào top 500 đại học của bảng này. Hồng Kông và Đài Loan có 42 ĐH lọt top 500.

Việt Nam cũng không có ĐH nào lọt top 600 của QS

Trong khi đó bảng xếp hạng QS World University Rankings của Công ty Quacquarelli Symonds (Anh) sở dĩ cũng nổi tiếng vì QS đã từng hợp tác với tạp chí Times Higher Education để xếp hạng đại học. Tuy nhiên, từ năm 2010, tạp chí Times Higher Education đã ngưng hợp tác với QS và tạo ra phương pháp đánh giá mới, với sự hợp tác của Thomson Reuters.

QS có vẻ như cũng chiều lòng “khách hàng” châu Á khi vẽ thêm xếp hạng riêng cho các ĐH châu Á để có nhiều hơn tên các ĐH châu Á có mặt ở bảng xếp hạng của QS.

QS có ba bảng xếp hạng riêng, bảng thứ nhất là Xếp hạng 600 ĐH thế giới (Việt Nam không có ĐH nào lọt top này), bảng thứ hai là Xếp hạng 300 ĐH châu Á (VN có ĐH Quốc gia Hà Nội thuộc hạng 201-250 của bảng xếp hạng này), bảng thứ ba là Xếp hạng ĐH Mỹ - Latin.

ĐH Quốc gia Hà Nội có mặt trong bảng xếp hạng phụ của QS.

Không đáng tự hào khi được xếp hạng ở Webometrics

Với xếp hạng của Webometrics (http://www.webometrics.info/en/world) thì đây chỉ là xếp hạng website của các cơ sở giáo dục đại học trên toàn thế giới, không phải là xếp hạng đại học (có tên ĐHQG Hà Nội đứng thứ 1051 của thế giới).

Theo TS Vũ Thị Phương Anh, không có gì đáng tự hào về xếp hạng của Webometrics cả! Những trường có vị trí cao theo xếp hạng của Webometrics là những trường có trang web tốt xét theo chỉ số tác động đối với cộng đồng và đây là những trang web cung cấp dồi dào các thông tin khoa học.

TS Vũ Thị Phương Anh nhận định, khi nào ĐH Việt Nam có mặt trong những bảng xếp hạng danh giá của thế giới thì mới nên tự hào, còn nếu không, hãy tập trung vào phát triển đại học để khỏi tụt hậu với các nước trong khu vực.

GS Nguyễn Văn Tuấn (Úc) từng chia sẻ: “Có thực sự cần đặt mục tiêu để chỉ có một cái tên trong danh sách "top 200" hay "top 500" hay không? Theo tôi thì không. Mục tiêu chính hiện nay là xây dựng được một nội lực hay và tạo động lực cho nghiên cứu khoa học, tạo môi trường tự do học thuật, và đầu tư vào cơ sở vật chất”.

Hương Giang

 ----------------------------------------

Vĩnh Thuận sưu tầm - 22/9/2012

Chủ Nhật, 26 tháng 8, 2012

Thơ của anh DƯƠNG SINH

BBT- Chị Dương Thanh Mai gửi cho BBT bài thơ của anh Dương Sinh ở Tây Nguyên tặng chị Mai. Xin giới thiệu với Lớp K13 Toán Cơ chúng ta bài thơ này. Xin cám ơn anh Dương Sinh và chị Dương Thanh Mai.



NHỮNG KỶ NIỆM KHÔNG BAO GIỜ QUÊN ĐƯỢC

 Tác giả: Dương Sinh K13 TOÁN CƠ.


Thế kỷ trôi đi một nửa rồi
Mái trường tre nứa nhớ không vơi
Nhớ bữa chia nhau củ sắn lùi
Hai đứa nhìn nhau như muốn nói
Cồn cào trong dạ quá mỳ ơi!
Nhớ bữa ra đi thật ngậm ngùi
Nhìn Thầy trong cảnh đói không nguôi
Tay kia muói mỏ, tay mì nắm
Tuyến tính hàm ơi đã rụng rời
Măng vầu măng nứa đã cạn vơi
Còn lá tàu bay năm bảy chiếc
Bạn nhường, nhường bạn, nước mắt rơi
Thế kỷ trôi đi một nửa rồi
Ơn Thầy, nghĩa bạn nhớ không vơi
Len theo lối nhỏ rừng se lạnh
Đã khuất đằng sau những bạn đời
Và bây giờ:
Đứa còn
            Đứa mất
                                    Nhớ không nguôi…!

Tây Nguyên, ngày 21 tháng 12 năm 2008
                                Dương Sinh 
Di động: 0913 43 66 28 - 
Số 126/2 Mai Hắc Đế, TP. Ban Mê Thuột, Đắc Lắc – 
ĐTNR: 0500 3814 089



Thứ Ba, 7 tháng 8, 2012

NGHIÊN CỨU KHCB VỚI CƠ HỌC


Tạp chí Tia Sáng
02:03-07/08/2012
 
Ngành Cơ học với Nafosted
Phạm Đức Chính

Sinh viên Cơ điện tử đang thực tập xây dựng
chương trình hoạt động cho hệ thống MPS
So với các lĩnh vực Toán hay Lý, thì NCCB ngành Cơ học có lẽ khác nhiều hơn ở sự thay đổi bước ngoặt kể từ khi có chính sách mới của Nafosted.
Từ ngay đợt đầu, 80% số đề tài NCCB cũ bị loại, trong khi 50% số đề tài mới là của các TS trẻ lần đầu tiên được chủ trì đề tài nhờ quy định công bố quốc tế của Quỹ. Các TS trẻ, chủ yếu từ nước ngoài về, đang đóng vai trò trọng yếu trong NCCB và hình thành nền Cơ học mới hướng tới hội nhập.  
Năm đầu tiên ngành Cơ có hơn hai chục đề tài đăng ký, hai năm sau mỗi năm có 12-15 đề tài đăng ký, và năm 2012 con số đề tài đăng ký đã tăng vọt lên con số 36. Tôi chưa được  xem xét cụ thể số đề tài đăng ký mới này cũng như các cá nhân cụ thể, nhưng đây rõ ràng là tín hiệu đáng mừng cho con đường Quỹ đã chọn và cho ngành Cơ học. Đầu tiên các đề tài chủ yếu tập chung ở Viện Cơ học. 
Ngành Cơ học - một trong 7 lĩnh vực NCCB ở VN - nghiên cứu các tương tác và chuyển động (khả năng chịu lực, vận hành) của các kết cấu rắn, môi trường lỏng và khí, và nó  bao quát khá rộng các lĩnh vực kỹ thuật, chứ không tách riêng biệt như Toán hay Vật lý. Vì vậy để phù hợp hơn với các cách diễn đạt quốc tế, và có sức thu hút hơn đối với các đồng nghiệp rộng rãi trong nước trong lĩnh vực liên quan đến cơ học, chúng ta nên xem xét đổi tên “Cơ học” thành “Cơ học Kỹ thuật” (“Engineering Mechanics”) hay rộng hơn nữa là “Cơ học và Kỹ thuật” (“Engineering and Mechanics”), tức là Kỹ thuật liên quan chủ yếu tới Cơ học (như Mechanical Engineering, Civil Engineering,…).
Khác với các ngành Toán hay Vật lý, nơi trọng tâm NCCB vẫn tập trung ở các Viện Toán và Vật lý, là những nơi có truyền thống về NCCB, thì ở ngành Cơ học trọng tâm NCCB đã chuyển từ Viện Cơ (trước đây chiếm tới 50%, nay chỉ còn 1/3-1/4) sang các Đại học ĐHBK HN và ĐHBK TP.HCM, rồi đang lan tới các cơ sở khác ĐHXD, ĐHKHTN TP.HCM, ĐHGT, ĐHCN TP.HCM, ĐHKT HN, ĐHNL TP.HCM, HVKTQS, … với ưu thế từ lực lượng TS trẻ từ nước ngoài trở về. Điều đó cũng phản ánh thực tế đa dạng của ngành Cơ học.
Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong số các đề tài ngành Cơ học vẫn là cơ học vật thể và kết cấu rắn (các kết cấu chịu lực như nhà, máy móc, cầu cống, đường xá, xe cộ, hầm mỏ, vật liệu tổ hợp,... đều là vật thể rắn). Quốc tế cũng là như vậy, tuy nhiên hướng cơ học chất lỏng ở ta lại yếu bất thường, dù nó liên quan tới nhiều lĩnh vực quan trọng như thủy lợi, khí tượng thủy văn, vận hành máy, đóng tàu, hàng không…. Tuy vậy về lĩnh vực liên quan là cơ học tính toán thì đang hình thành một nhóm trẻ mạnh ở TP. HCM. Điều đáng mừng là tính đa dạng trong ngành cơ học đang được mở rộng, với những đề tài mới gần với ứng dụng, kỹ thuật cơ khí, thực nghiệm từ các TS trẻ được đào tạo ở nước ngoài.
Số công bố quốc tế ngành Engineering của VN theo thống kê ISI không ít hơn nhiều so với ngành  Toán, nhưng số đề tài hiện ít hơn hẳn – điều đó thể hiện số công bố của ngành Cơ chủ yến nằm trong số TS, NCS trẻ đang ở nước ngoài, và một số mới trở về các cơ sở trong nước nhưng chưa quan tâm hay thậm chí chưa biết tới Nafosted. Một phần là ở nhiều ĐH, Viện, trung tâm nghiên cứu ứng dụng người ta có các đề tài và nguồn kinh phí còn hấp dẫn hơn và ở đó cũng không có truyền thống làm NCCB. Trong các đề tài ngành cơ học tuyệt nhiên không có đề tài nào từ các viện kỹ thuật chuyên ngành thuộc các Bộ như Viện Máy và Dụng cụ công nghiệp, Viện KTGT VT, Viện KTXD, Viện Thủy lợi, … dù ở đó họ cũng có những TS trẻ được đào tạo ở nước ngoài trở về.
Ngành Cơ học VN trước đây công bố ít nhưng chủ yếu là bài SCI, nhưng nay đang tăng mạnh tỷ lệ bài SCI E, chưa kể bài ISI hội nghị - thể hiện xu hướng tìm mọi cách đạt các tiêu chuẩn hình thức của Quỹ. Rõ ràng chất lượng các tạp chí khác nhau nhiều, mà trước tiên là giữa các tạp chí SCI và SCI E. Thêm nữa còn có những bài ISI hội nghị và các bài nộp tiền để đăng mà trong nhiều trường hợp có chất lượng rất thấp. Vai trò tác giả chính cũng rất khác vai trò tác giả phụ trong nhiều bài báo. Cũng còn có xu hướng lợi dụng, mua để có tên trong bài người khác, giống như  mua bài và luận án TS, TSKH ở Liên Xô thời lộn xộn những năm 90. Quỹ cần có những chính sách thích hợp để khuyến khích chất lượng và làm thực, tránh bị lừa bởi hình thức số lượng và tác giả ma, điều quan trọng ở đây phải có được các Hội đồng ngành có năng lực và công tâm để giúp cho Quỹ trong công tác đánh giá đó. Quỹ và các Hội đồng ngành cần khuyến khích các cá nhân cung cấp được thông tin cụ thể để giúp đánh giá và xử lý các gian lận khoa học một cách công bằng.

(BBT sưu tầm - 8/8/2012)





Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2012

GIỚI THIỆU CỬA LÒ

 Cửa Lò: Nhìn về quá khứ, hướng tới tương lai 

http://www.vanhoanghean.com.vn/du-lich/du-lich-xu-nghe/1599-ca-lo-nhin-v-qua-kh-hng-ti-tng-lai.html


Khu vực thị xã Cửa Lò xưa thuộc tổng Thượng Xá và một phần của tổng Đặng Xá (Nghi Lộc cũ); từ tháng 2 - 1946 nằm trong các xã Long Châu, Hiểu Hạp, Thuận Hợp, Ngư Phong; tháng 4 - 1947 nằm trong 2 xã Hợp Châu, Ngư Hải. Tháng 4 - 1954, xã Hợp Châu được chia thành 5 xã: Nghi Tân, Nghi Thu, Nghi Hương, Nghi Khánh, Nghi Thạch, xã Ngư Hải được chia thành 4 xã: Nghi Hải, Nghi Hoà, Nghi Phong, Nghi Xuân. Đến tháng 9 năm 1955, xã Nghi Thuỷ được thành lập (gồm 2 thôn Yên Lương, Mai Bảng của xã Nghi Tân và 2 thôn Yên Trạch, Mai Lĩnh của Nghi Thu). Ngày 4 - 4 - 1986, Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định số 37 HĐBT thành lập thị trấn Cửa Lò trên cơ sở diện tích, dân số của 2 xã Nghi Tân, Nghi Thuỷ cùng 82 ha diện tích tự nhiên của xã Nghi Thu và 15 ha diện tích tự nhiên của xã Nghi Hợp.

Ngày 29 - 8 - 1994, Chính phủ ra nghị định số 13/CP “Nghị định cuả chính phủ về việc thành lập thị xã Cửa Lò” thành lập thị xã Cửa Lò trên cơ sở thị trấn Cửa Lò và các xã Nghi Thu, Nghi Hương, Nghi Hoà, Nghi Hải cùng một phần xã Nghi Quang huyện Nghi Lộc. Đến nay tổng diện tích đất liền tự nhiên của thị xã là 2870 ha với hơn 50000 dân sinh sống trên 7 phường xã :Nghi Tân, Nghi Thuỷ, Thu Thuỷ, Nghi Thu, Nghi Hương, Nghi Hoà, Nghi Hải với 71 khối xóm và 2 hải đảo.
Nằm giữa hai cửa biển lớn, cửa sông Lam và sông Cấm, trong khoảng từ 18,45 - 18,50 độ vĩ bắc, 105,42 - 105,45 độ kinh đông; cách thành phố Vinh 20 km về phía đông bắc, lần lượt giáp với các huyện Nghi Lộc về phía tây, bắc; Nghi Xuân (Hà Tĩnh) về phía nam và biển đông ở phía Đông, Cửa Lò là mảnh đất có vị trí chiến lược, quan trọng cả về quân sự lẫn kinh tế - đặc biệt là tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng - thị xã du lịch Cửa Lò đang dần chiếm dụng những trữ năng của tự nhiên và con người để dần khẳng định những ưu thế của một thị xã du lịch hấp dẫn trên nền tảng vững chắc của văn hiến xứ Nghệ.
Hình thành từ phù sa của hai cửa sông, cửa biển do hiện tượng biển lùi, không phải là vùng đất cổ nên cư dân ở đây là do nhiều nguồn quần tụ về mà có. Về nghề nghiệp, ngoài nghề đánh cá, làm ruộng, từ xưa ở vùng Cửa Lò đã có nghề nấu muối, nghề mộc, trong đó có nghề còn truyền mãi và ngày càng ưu việt như nghề đóng tàu. Ngoài ra còn có nghề trồng dâu, nuôi tằm dệt lụa, làm nón, chế biến nước mắm, bện đay, đan lưới và đan lát đồ dùng bằng tre. Cư dân Cửa Lò chất phác, chân thành, giản dị, cần cù, tiết kiệm, cương trực, nhân ái và trọng nghĩa.
Cửa Lò nằm trong vùng tụ hội của nhiều núi và đảo (người xưa gọi là “nhân sơn quần tụ”): núi Lò (Lô sơn) đỉnh cao chất ngất trông ra biển, dưới chân núi có chùa Lô Sơn, danh thắng cũng là nơi gửi gắm tâm linh của du khách. Núi Cờ, núi Voi, núi Mão, núi Áo ở Nghi Quang, Nghi Hợp, núi Kiếm, hòn Thỏi Mực ở Nghi Tân, núi Bảng Nhãn ở Nghi Thiết… gợi nhớ quá khứ văn thao võ lược của vùng đất ven biển này. Cùng lưu danh với những ngọn núi, những dòng sông ấy là tên tuổi những danh nhân như Cương Quốc công Nguyễn Xí - một trong những khai quốc công thần, thờ trải ba đời vua Lê tước phong Cương quốc công, Thiếu uý Nhập nội Nguyễn Sư Hồi – con cả của Nguyễn Xí - người đã từng thống lĩnh thuỷ binh trấn giữ 12 cửa biển từ Thanh Hoá đến Quảng Trị, Hoàng giáp Phạm Nguyễn Du, Tiến sĩ Nguyễn Huy Nhu, Chánh Ngự y Hoàng văn Dụ, Thái y Hoàng Nguyên Lễ… Ngoài ra, nơi đây còn để lại dấu chân của nghĩa binh Quận He Nguyễn Hữu Cầu, Sát hải Đại vương Hoàng Tá Thốn… Đã có nhiều văn nhân tài tử để lại cho vùng đất Nghi Lộc - Cửa Lò những vần thơ, những câu đối hoặc miêu tả cảnh sắc hữu tình của non nước hay vịnh truyền thống lịch sử, văn hiến trên dải đất địa linh nhân kiệt. Tiến sĩ Nguyễn Huy Nhu viết: “Dạo gót thử trông xem, kìa Lô Thủy, nọ Ngư Sơn, vui thú đâu hơn quê quán cũ/ Cầm tay xin nhắc lại, kẻ lan tôn, người quế tử, vun trồng xin nhớ cội cành xưa”. Phải chăng vì điều này mà nhà nghiên cứu Trần Minh Siêu cho rằng du khách đến Cửa Lò là “có thể trở về cội nguồn để thưởng ngoạn, cảm nhận những tố chất văn hoá mang đậm sắc thái biển”.
 Cách bờ biển Cửa Lò chừng 4 km có đảo Ngư với độ cao 125m, ở vùng nước sâu 12m, là chỗ dựa cho tàu viễn dương trước khi vào cảng Cửa Lò, cách Cửa Hội khoảng 30km có đảo Mắt (Quỳnh Nhai) nằm gần kinh tuyến đông 106 với độ cao 218m, biển sâu 24m có nước ngọt, là chỗ dựa cho ngư dân khi gặp sóng to gió lớn. Các hòn đảo này như tấm bình phong che chắn cho phía đất liền, có vị trí chiến lược về quốc phòng, an ninh và cũng là điểm du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm rất hấp dẫn. Trên đảo Ngư có chùa Ngư cổ kính có thể làm mãn lòng yêu thiên nhiên và những tín niệm của người dân địa phương, của du khách.
Bờ biển Cửa Lò dài 10,2 km, bãi biển rộng, cát trắng mịn, bằng phẳng, lộng gió, được tổ chức Môi trường thế giới và Tổng cục Du lịch Việt Nam đánh giá là một trong hai bãi biển sạch, đẹp và an toàn nhất Việt Nam. Nước biển có độ mặn vừa phải, trung bình 3,4 - 3,5 %, khí hậu trong lành, cảnh quan hấp dẫn với cái cồn cào, da diết của sóng và cái uy nghi, im lìm của đá, có vị mặn của muối và vị ngọt của phù sa. Dải đất ven biển Cửa Lò liên tục có nhiều cồn cát cao rộng xen với những lòng chảo đầm bàu… Cửa Lò có nhiều tài nguyên quý hiếm có giá trị kinh tế cao như tôm cua, mực, ghẹ, cá thu, cá lưỡng, cá song, cá ngừ…
Do đặc điểm vị trí chiến lược quan trọng và điều kiện địa lí khá đặc biệt, Cửa Lò thuộc số những mảnh đất thường phải hứng chịu nhiều đau thương mất mát trong những lần đất nước bị xâm lăng cũng như những kì thiên tai giáng hoạ. Lịch sử Cửa Lò hẳn sẽ khộng bao giờ quên được hình ảnh những làng xóm bị thiêu rụi, những mất mát dưới tên đạn của phong kiến, thực dân, đế quốc; những kì bão lụt tàn phá nghiêm trọng vào các năm 1954, 1982… Tuy nhiên, cũng trong mất mát, Cửa Lò lại luôn chứng tỏ những phẩm chất quý báu: lòng yêu nước, tình đoàn kết, sự nhẫn nại, trung kiên và ý chí cách mạng rực lửa. Cửa Lò, trong thời chiến cũng như thời bình, luôn chứng tỏ được năng lực và trách nhiệm của một mảnh đất phải đứng nơi đầu sóng ngọn gió, có những đóng góp quan trọng cho công cuộc đấu tranh vì độc lập và vì sự phát triển của cả nước nói chung và địa phương nói riêng. Trong lịch sử trung đại Việt Nam, vùng Nghi Lộc - Cửa Lò cùng với nhân dân cả nước đã chứng kiến những tấm gương kiên dũng, oanh liệt của những Cương quốc công Nguyễn Xí, Thiếu uý nhập nội tướng quân Nguyễn Sư Hồi, Đô đốc Phùng Phúc Kiều… Trong lịch sử hiện đại Việt nam, trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù xâm lược, lần lượt là thực dân Pháp, phát xít Nhật đế quốc Mĩ, Đảng bộ và nhân dân vùng Cửa Lò luôn luôn bắt kịp phong trào đấu tranh của toàn tỉnh, góp sức chung tay với cả nước viết nên những trang sử đẹp: từ phong trào Cần Vương, Văn thân với những tên tuổi Đinh Văn Phiên, Hoàng Phan Thái, Đinh Văn Chất, Cao Huy Tuấn, Ngô Quảng, Nguyễn Hữu Chính, Nguyễn Thức Tự; Duy Tân và Đông Du với Đặng Thái Thân, Trịnh Xuân Huy; lúc ra đời Hội Phục Việt, Hội Thanh Niên với Đặng Thái Thuyến, Trần Văn Cung, Nguyễn Duy Trinh, Hoàng Văn Tâm... Khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập, Cửa Lò là một trong những địa phương sớm có chi bộ Đảng và là nơi nhân dân tham gia cao trào Xô viết Nghệ Tĩnh một cách tích cực, hiệu quả với những cuộc đấu tranh bạo động để những địa danh Cồn Mô - Cổ Bái, Thượng Thị - Chánh Vị… sẽ mãi đi vào lịch sử Cửa Lò với dấu ấn của lòng yêu nước và tinh thần cách mạng. Cũng trong cuộc tập dượt cách mạng này, lịch sử Cửa Lò còn nhắc đến tên tuổi của những tấm gương trung kiên như Phạm Tước, Hoàng Văn Tâm… Có lẽ chính vì những điều này, cùng với những gì Cửa Lò đang có, mà PGS.TS. Đinh Trung Kiên, trong một bài nghiên cứu về Cửa Lò, đã mong muốn Cửa Lò “khơi dậy niềm tự hào về một vùng đất không chỉ kiên cường, gan góc, có truyền thống cách mạng với những danh nhân bất hủ được ghi nhớ, phụng thờ vừa còn là vùng đất giàu tiềm năng thực sự”.
Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Cửa Lò cùng với nhân dân miền Bắc bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược. Kháng chiến thắng lợi, Cửa Lò lại cùng Miền Bắc bắt tay khắc phục hậu quả chiến tranh, xây dựng chủ nghĩa xã hội và chi viện cho tiền tuyến lớn Miền Nam.
Hoà bình lập lại, Cửa Lò tiếp tục khẳng định mình trong công cuộc kiến thiết đất nước, năm 1986 thành lập thị trấn và năm 1994 là thị xã Cửa Lò. Cửa Lò ngày nay đang phát triển khá đồng bộ về mọi mặt văn hoá - xã hội, An ninh - quốc phòng, y tế - giáo dục… phát huy những ưu thế của biển, của đất và người để trở thành khu đô thị du lịch biển trong thời kì mới.
Với những thành tựu đã đạt được, Cửa Lò đã có 9 đơn vị được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, có một dơn vị được phong tặng Anh hùng lao động, 17 mẹ được tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Đó là những phần thưởng xứng đáng cho lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, tinh thần lao động sáng tạo và những cống hiến của Đảng bộ và nhân dân thị xã Cửa Lò cho đất nước.
          Cửa Lò, như ta biết sớm bộc lộ những phẩm chất của một trung tâm kinh tế du lịch cho nên, ngay từ xưa đã được chú ý khai thác. Từ xưa, Cửa Lò cùng với Cửa Hội có lúc đã là trung tâm giao thương, tấp nập tàu thuyền, kể cả của các thương nhân từ Hà Lan, Indonesia… Những năm đầu thế kỉ XX, người Pháp nhận thức được tiềm năng du lịch Cửa Lò, và phục vụ mục đích khai thác thuộc địa, đã xây dựng tuyến đường Vinh - Cửa Hội; đường Quán Bánh đi Cửa Lò. Mỗi ông chủ tư sản Pháp đều chiếm dụng một ít đất để xây dựng nhà nghỉ dưỡng; người Pháp còn xây dựng khách sạn (chỗ đất ngày nay thuộc Nghi Thuỷ, đảo Lan Châu). PGS.TS. Đinh Trung Kiên cho rằng “theo một số tài liệu như ghi chép, bút kí của những nhà văn, nhà báo, nhạc sĩ… để lại thì trong những năm đầu thế kỉ XX, thời trai trẻ họ đã đến Cửa Lò và được ở trong những nhà nghỉ và biệt thự ven biển… Cửa Lò cũng là khu du lịch được ông vua cuối cùng của triều Nguyễn là Bảo Đại cho đem giống hoa cúc biển về trồng”. Đánh giá về Cửa Lò trong những năm gần đây, cũng PGS.TS. Đinh Trung Kiên viết: “Cửa Lò nói riêng, Nghệ An nói chung sẽ là điểm đến đặc biệt quan trọng của Việt Nam”, “Cửa Lò không chỉ lấy lại vị thế xưa đã từng có, từng được kì vọng vào đầu thế kỉ XX mà còn phát triển nhanh, mạnh và bề thế trong những năm gần đây”. Tuy nhiên, sau khi thống nhất đất nước, bởi công cuộc xây dựng, kiến thiết bộn bề, những tiềm năng của Cửa Lò vốn đã được phát hiện cách nay trên dưới một thế kỉ vẫn chưa được khai thác một cách triệt để, do vậy, Cửa Lò vẫn là một người đẹp mê ngủ. Năm 1994, khi bắt đầu thành lập thị xã, Cửa Lò vẫn chỉ là một dãy phố tuềnh toàng bám theo một trục đường nhỏ dọc sát bờ biển. Tuy nhiên, sau 15 năm, Cửa Lò bất ngờ trỗi dậy. Với nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị xã, sự kết hợp năng lượng của đất, biển và người, thị xã biển này đang từng giờ, từng phút trỗi lên từng mầm sống, hứa hẹn một tương lai giàu mạnh.

Thứ Bảy, 21 tháng 7, 2012

HỘI LỚP LẦN THỨ 17 TẠI CỬA LÒ



Ngày 19 và 20 tháng 7 năm 2012, Hội lớp lần thứ 17 của Lớp Toán Cơ K13 ĐHTH Hà nội đã được tổ chức tại Thị xã Cửa Lò.
Mười sáu (16) anh chị với 3 chàng rể của lớp (anh Hạ nhà chị mai, anh Khải nhà chị Dung và anh Trinh nhà chị Trúc) và 4 anh lớp toán từ Vinh vào đã tạo cho kỳ hội lớp đông vui náo nhiệt.
Sau đây là một số hình ảnh BBT nhận được từ anh Thuận. Khi nào anh Cảnh Toàn và chị Trúc gửi ảnh đến, BBT sẽ cập nhật tiếp vào bài. (Xin các anh chị bấm vào giữa các ảnh để xem ảnh to hơn).

Liên hoan gặp gỡ trưa 19-7










Tâm sự, trò chuyện sau bữa trưa:




Hội ngộ bên bàn cà phê và trà xanh xứ Nghệ trong lúc chờ ngớt nắng để đi tắm chiều:




Gặp gỡ anh Đinh Văn Thống bên bãi biển buổi chiều:






Chụp ảnh kỷ niệm cả đoàn



Chia tay Thị xã Cửa Lò, chúng tôi ra xe Bus Văn Minh mà lòng lưu luyến với nhiệt tình của đất và người xứ Nghệ.



(BBT - Hà Nội - 21/7/2012)
TB: Phóng sự này sẽ được bổ sung tiếp

Thứ Ba, 17 tháng 7, 2012

Danh bạ Lớp Toán Cơ K13 ĐHTH


DANH BẠ LỚP TOÁN CƠ – K13 (1968-1972)
Khoa Toán – Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội




1.       
Nguyễn Văn Anh
Số 12, F2, tập thể Tổng cục Thống kê, Láng Thượng, Đống Đa, HN –
0913 238812 – NR: 04.3775 3043
2.      
Phùng Khắc Bình
số 37/8/8, Lê Thanh Nghị, Hà Nội –
0913 319904 – NR: 04.3869 2951
pkbinh@moet.gov.vn
3.      
Nguyễn Bính
C2, tập thể Đối ngoại, An Dương, Yên Phụ, Tây Hồ, HN – 0902 146188
NR: 04.3714 0230
4.      
Lê Văn Bính
B5, T/T Sách Báo, ngõ 252, Hoàng Quốc Việt, HN – 016 777 35143
NR: 04.3755 1292
5.      
Đỗ Thị Minh Châu

25 ngõ 255,  Nguyễn Khang,Yên Hòa, Cầu Giấy, HN – 0913 204453
NR: 04.3833 2941 – chau@vnfpa.org.vn
6.      
Phạm Huy Chi
Xã Ngư Lộc, Hậu Lộc, Thanh Hóa –
NR: 037. 2214 066
7.      
Tôn Thiện Chiếu
Số 19, ngõ 104, Trung Liệt, Đống Đa, HN – 0912.237 357  - NR: 04.3857 0088 –
tonmyton@yahoo.com
8.      
Cao Văn Chương
Hồng Phong, Vũ Thư , Thái Bình
9.      
Trần Văn Cúc
Số 5, ngõ 71, Nguyễn Quý Đức, HN –
0166.510042 – NR: 04.3854 4570 - cuctvan@gmail.com
10.             
Nguyễn Dân
11 ngõ 41, Thái Hà, HN 0912569996
NR: 04.3857 1474 – aurora1141@yahoo.com
11.             
Lê Thị Thanh Diễm
số 57 ngõ 39, phố Hào Nam, Đống Đa, HN – 0912.150457 - NR: 3856 2462 – dothetu@fpt.vn
12.             
Trương Văn Diệm
P.4, B6, T/T 51, phố Cảm Hội, (Lò Đúc) - q.Hai Bà, HN – 0913.009 138  - NR: 04.3821 3831
13.             
Lê Hữu Diệm
Thôn Hổ Cứ, Lộc Sơn, Hậu Lộc, Thanh Hóa – NR: 0373.630 132
14.             
Đỗ Thị Dung
Số 18, Q5C, ngõ 106, Nguyễn An Ninh, q.Hoàng Mai, HN – 0953.336 879
NR: 04.3662 0248
15.             
Đỗ Văn Dụng
số 8 ngõ 487, Đông Kim Ngưu, q. Hai Bà, HN – 0903.455 607 – NR: 04.3821 1241
16.             
Đào Duy Đài
P.301, A6 Hào Nam, phg. Ô Chợ Dừa, Đống Đa, HN -  0913.212 802 - NR: 3514 2515
17.             
Tống Danh Đạo
Đã mất 03/6/2006 
(số 61 ngõ 75, đg Giải Phóng, q. Hai Bà, HN - 
NR: 3869 6231)
18.             
Nguyễn Ngọc Điệp
DĐ: 0945.387 417 - P.1006 nhà OCT.2 ĐN2, khu ĐT Linh Đàm, HN - NR: 3641 4238
19.             
Lê Anh Đoàn
Xóm Tây, Quảng Từ, Yên Từ, Yên Mô, Ninh Bình
20.             
Nguyễn Hữu Giáo
DĐ: 0906.509 252 - số 68B Lê Thế Hiếu, Phường 1, TX. Đông Hà, Quảng Trị - NR: 0533.550347 – 0533 211393

21.             
Đỗ Văn Hà
Định cư Úc
22.             
Nguyễn Xuân Hậu
Số 41 ngõ 117, Thái Hà, Hà Nội – 0913.535 458 – NR: 04.3537 2744
23.             
Vũ Xuân Hoạt
TP HCM - NR: 08.3822 5452
24.             
Nguyễn Đăng Hùng
01.238.502.159 – số 6 ngõ 6A, tổ 3, T/T trường CĐ Tài nguyên & Môi trường HN, Cầu Diễn, Từ Liêm, HN - NR: 04.3837 2213
25.             
Nguyễn Kim Hùng
T/T HV Tài chính, Cổ Nhuế, Từ Liêm, HN – 0982.377 051- NR: 04.3838 8635
26.             
Trịnh Văn Huy
Đã mất 20/8/2010
(Thủy Nguyên - Hải Phòng - NR: 0313 674246)

27.             
Nguyễn Văn Huyên (Huỵt)
Trường THPT Duy Tiên,  tỉnh Hà Nam?
28.             
Trương Huyền
0915.086 715 -  số 20 Ngõ 370/2, đường Cầu Giấy, HN - NR: 3793 1721
29.             
Ngô Văn Hưởng
Xóm 6 thôn An Nhân, Tân Tiến, Hưng Hà, Thái Bình – NR: 0363.214 151
30.             
Tạ Đức Khánh
0913.000 931 - số 9 ngõ 300, đường Bạch Mai, HN - NR: 3863 8162 - taduckhanh@yahoo.com
31.             
Nguyễn Bỉnh Khiêm
0903.521 950 - số 116/28 Nguyễn Sinh Cung, TP. Huế - NR: 054.3828222
32.             
Lê Sỹ Lan
0903.211 478 P.201 nhà 23, Vũ Ngọc Phan, HN - NR: 3831 2053
33.             
Dương Xuân Lát
0987.915 919
34.             
Chu Bá Lê
 01.258.061.702  -  t. Đông Long, x. Quảng Minh, Việt Yên, Bắc Giang – NR:  0240.3874 841
35.             
Phạm Văn Lệ
0976.043 551 - xóm 6 thôn Ngọc Lâm, Đức Lâm, Đức Thọ, Hà Tĩnh – NR: 0393.833 031
36.             
Trần Duy Liêm
0913.021 658  -  số 3/47A phố Lê Lai, q. Ngô Quyền, Hải Phòng  - NR: 0313.765656 – liemntk@yahoo.com
37.             
Hoàng Văn Long
0989.779 451 – số 69 Dương Hiến Quyền, P.Vĩnh Hòa, TP. Nha Trang, Khánh Hòa –
NR: 0583.550 667   
38.             
Đinh Văn Lý
0982.562 626 – số 2 Lê Duẩn, HN –
NR: 3747 0040 -  hquhhta@yahoo.com
39.             
Dương Thị Thanh Mai
0913.551 462 – nhà 19 BT1 - đường An Sinh - KĐT Mỹ Đình 1, Từ Liêm, HN – NR: 3763 4267
- duongthanhmai@yahoo.com
40.             
Trần Thị Mạo
Đội 4, thôn Hiển Vinh, Duy Ninh, Quảng Ninh, Quảng Bình – NR: 0523.872 401
41.             
Nguyễn Thị Mích
số 298 Bà Triệu, Hà Nội - NR: 04.3976 0599
42.             
Phạm Xuân Mỹ
0913.582 875 – số 40 ngõ 53 Nguyễn Phong Sắc, HN - NR: 3754 9368  – pxmy50@yahoo.com
43.             
Nguyễn Hữu Nam
0943.888 526 - số 11 Cảm Hội, q. Hai Bà, Hà Nội - NR: 3971 8887
44.             
Lê Văn Ngạn
0908.116 152 - số 12 Trần Thánh Tông, Phg.15, Q.Tân Bình, TP HCM - NR: 08.3815 0002
45.             
Nguyễn Thị Xuân Nghiên
0903.250 002 – số 199 đường Âu Cơ, Tây Hồ, HN - NR: 3718 2829
46.             
Nguyễn Quang Ngọc
0983.067 688 – số 431 đường Bạch Đằng, Hà Nội - NR: 3826 0011
47.             
Phùng Quang Nhượng
0913.209 624 -  G20, Khu A, Nam Thành Công, Hà Nội - NR: 3835 3544 - Cty: 3851 5963
48.             
Phạm Đình Phùng
0912.112279 - T/T Học Viện Tài chính, Cổ Nhuế, Từ liêm, HN - NR: 04.3836 2681
49.             
Võ Thủ Phương
0903.202 127 – số 25 ngõ 255,  Nguyễn Khang,Yên Hòa, Cầu Giấy – phuongvt@tccs.org.vn
50.             
Nguyễn Văn Pứ
T/T ĐH Thương mại, Dịch Vọng, Từ Liêm, HN - NR: 04.3837 0748
51.             
Trần Văn Quang
0903.252 506 – số 14/313 Đà Nẵng, Q.Ngô Quyền, Hải Phòng  NR: 0313.827989
VietQuang_ttxvn@yahoo.com
52.             
Dương Sinh
0913 43 66 28 - Số 126/2 Mai Hắc Đế, TP. Ban Mê Thuột, Đắc Lắc – NR: 0500 3814 089
53.             
Lê Văn Tâm
0912.337 843 – số 16/198B Nguyễn Tuân, HN - NR: 3558 0912 -  tamlv@vnu.edu.vn -
54.             
Tô Anh Thái (Trò)
0169.7731477  -  số 542, đg Đông Hải, khu 12, Lung Bắc, phg. Đặng Hải, Q.Hải An, Hải Phòng -  NR: 031 3629916
55.             
Đặng Văn Thanh
0123.8100774 - Xóm 2, xã Lam Sơn, Đô Lương, Nghệ An – NR: 038.369 2220  
56.             
Vũ Văn Thắng
0983.460076 – số 67 Kim Mã Thượng, Ba Đình, HN – NR: 04.3834 7971 – thangvv51@yahoo.com
57.             
Nguyễn Văn Thắng
Đã mất 1978
(quê Thịnh Sơn, Đô Lương, Nghệ An)
58.             
Nguyễn Thị Minh Thi
0955.227 393 - P. 201 nhà 8A, Ngô Quyền, HN – NR:  3935 0399 -
Pháp danh: Thích nữ Huệ Đăng, ẩn tu tại gia.
59.             
Dương Văn Thịnh
0989.374675 – số 24 phố Mai Anh Tuấn, Hoàng Cầu, HN - (NR: 04.3514 2899 ?) -
dvthinhtriet@yahoo.com.vn
60.             
Lê Vĩnh Thọ
0904.024 699 – số 96/5 Lê Thị Riêng, Q.1, Tp. HCM - NR: 08.3833 4136 -
- 75/16 (43) Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội
61.             
Đinh Văn Thống
0983.743499 - 23 ngõ 90, Nguyễn Sỹ Sách,Tp. Vinh, Nghệ An – NR: 038.3568 408
62.             
Nguyễn Văn Thời

63.             
Nguyễn Thị Thu

01.668.719.079 – số 67 Kim Mã Thượng, Ba Đình, HN – NR: 04.3834 7971 – thuntvn@yahoo.com
64.             
Dương Văn Thúy
tổ 3, thôn Miếu thờ, xã Tiên Dược, Sóc Sơn, Hà Nội - NR: 04.3885 0811
65.             
Lê Đăng Thực
0915.369644 -  T/T nhà máy giấy Thanh Long, Yên Mỹ, Hưng Yên –
NR: 0321.3964 096
66.             
Nguyễn Cảnh Toàn
0903.249 555 - Số 57B ngõ 358, Bùi Xương Trạch, HN – NR: 04.3550 0255 –
okabc007@yahoo.com
67.             
Phạm Ngọc Trình
0912.096 392 – P.2507, CT1, khu ĐT Xa La, Hà Đông, HN – trinhhuyenp@yahoo.com
68.             
Đỗ Xuân Trọng

69.             
Phạm Thị Trúc
0912.418628 – số 73 ngõ 44 Hào Nam, Đống Đa, HN  - NR: 3851 3108 – C_truc@yahoo.com
70.             
Đoàn Quốc Tuấn
0912.460 642 - số 95 phố Thợ Nhuộm, Hà Nội – NR: 04.3934 0397
71.             
Nguyễn Anh Tuấn
số 18A Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội -
NR: 04.3829 4355 –
72.             
Nguyễn Xuân Tuấn
0914.389 672 – số 65 Nguyễn Văn Năng, tổ 18, phg.Trần Lãm,Tp. Thái Bình - NR: 036.3730 365 -
hologiang@yahoo.com.vn
73.             
Đào Thị Tuất
0914.382 345 – số 177A Lương Thế Vinh, Q. Thanh Xuân, HN - NR: 3854 3763
74.             
Bùi Khắc Tùy
Ngã ba đầu Tam Điệp, rẽ phải 16 km: thôn Đồi Chè, xã Phú Lộc, Nho Quan, Ninh Bình – ĐT(em gái): 0984.078279
75.             
Hà Xuân Từ
số 55B, đường số 2, Nam Thành Công, Hà Nội - NR: 04.3835 7186 –
76.             
Mai Văn Tường  
0913.2782 999  - TP. HCM
77.             
Trương Công Uyển
xã Cồn Thoi, Kim Sơn, Ninh Bình - NR: 030.3863 408 -


(BBT - Hà Nội - 27/7/2012)